Friday, November 1, 2013

Bài thuốc cây xạ đen và hiệu quả điều trị ung thư

Bài thuốc cây xạ đen và hiệu quả điều trị ung thư

(VietNamNet)

- Thời gian gần đây, một phòng khám của Hội Đông y tỉnh Hoà Bình trở nên tấp nập từ sáng đến đêm. Hầu hết người đến đây chờ bắt mạch, kê đơn là bệnh nhân ung thư, với hy vọng khỏi chứng nan y nhờ bài thuốc có đầu vị là cây xạ đen do một cố lương y dân tộc Mường để lại.
Mế Hậu - người tìm ra bài thuốc cây xạ đen bắt mạch cho bệnh nhân.

Sáng 14/3 ở phòng khám Đông y số 6 (số 35, tổ 7, đường Nguyễn Thái Học, phường Đồng Tiến, thị xã Hoà Bình), nơi bà Đinh Thị Phiển - con gái cố lương y Bùi Thị Bẻn (còn gọi là Mế Hậu) bắt mạch, kê đơn, bà Vũ Việt Anh (Ba Đình, Hà Nội) bị ung thư vòm nói: "’Tôi vừa xạ trị 30 mũi ở Bệnh viện K, nghe tin bài thuốc cây xạ đen, tìm về đây xin bốc uống, mong đỡ bệnh".

Cũng như bà Việt Anh, gần 30 bệnh nhân ung thư và người nhà tìm đến phòng khám của lương y Đinh Thị Phiển xin thuốc cây xạ đen sáng hôm ấy đều không hy vọng thoát căn bệnh khoa học còn bó tay này, vì "nếu khỏi, bài thuốc đã giật giải Nobel". Hầu hết đều chỉ mong muốn nhờ bài thuốc có xạ đen mà giảm triệu chứng mệt mỏi, đau đớn của căn bệnh hiểm và kéo dài tuổi thọ.

Phóng viên VietNamNet đã tìm gặp một số người bệnh ung thư may mắn đỡ đau, khoẻ lên sau khi uống các thang thuốc với đầu vị là xạ đen bà lương y Phiển bốc cho họ. Ông Phạm Văn Bài - bệnh nhân ung thư phổi 53 tuổi ở thôn Thị Đức, xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, Hải Dương, cho biết, sau khi ông được bệnh viện tỉnh cho về nhà điều trị, gia đình đã mang hồ sơ bệnh án đến lương y Phiển và xin bà cho thuốc. Ông không ngờ sau khi uống 3 thang, bệnh chuyển. 20 thang tiếp, ông đã nói ra tiếng, người nhẹ hơn. 30 thang sau nữa, ông bắt đầu ăn ngủ được, thể lực khá hẳn.

Một bệnh nhân khác cũng ngạc nhiên trước sự thay đổi chất lượng cuộc sống rõ rệt mà những thang thuốc sắc bình dị này mang lại. Nguyên phi công Nguyễn Văn Tụ (số 2, tổ 97, phường Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau khi được bệnh viện chẩn đoán là ung thư dạ dày và không mổ đã dùng 30 thang thuốc có xạ đen, cảm thấy trạng thái toàn thân dễ chịu từng ngày, các cơn đau ít và đỡ dần; nay đã tự túc trở lại mọi sinh hoạt cá nhân.

Ông Bài, ông Tụ và các bệnh nhân ung thư khác đều được lương y Đinh Thị Phiển bắt mạch, xem xét kỹ hồ sơ bệnh án (với các kết quả xét nghiệm và chẩn đoán lâm sàng của y học hiện đại) rồi kê thuốc với lượng nhiều ít xạ đen, đinh râu, xạ bái và các vị khác tuỳ loại và mức độ bệnh.

Mỗi người chỉ tốn trên dưới 1 triệu đồng tiền thuốc cho đến lúc chuyển bệnh và khoẻ lại.

Khoa học đã công nhận bài thuốc cây xạ đen

Nhiều chục năm trước, cây xạ đen (hay xạ đen cuống, tiếng Mường gọi là Xạ cái) từng được lương y dân tộc Mường Bùi Thị Bẻn (bệnh nhân thường gọi là mế Hậu, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình) đặt tên là cây ung thư, chuyên dùng để chữa các loại u khối. Bài thuốc cây xạ đen, dù sau đó được mế tặng cho Hội Đông y tỉnh Hoà Bình, vẫn ít người biết đến.

Chỉ kể từ năm 1987, khi được đoàn bác sĩ Học viện Quân y (do GS.TSKH Lê Thế Trung - Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu) phát hiện trong chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian, cây xạ đen mới bắt đầu thu hút sự chú ý của giới khoa học và được đưa về cơ sở này để nghiên cứu.

Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS. Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, theo GS. Trung, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm như Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.

Đến cuối năm 1999, đề tài của các bác sĩ Học viện Quân y được nghiệm thu, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Cuối năm 2002, người bệnh mới biết đến loài cây này qua câu chuyện của GS. Trung trong Chương trình Người đương thời (VTV3) và tìm về phòng khám Đông y nơi con gái mế Hậu - lương y Đinh Thị Phiển làm việc ngày một đông.

Cẩn thận với xạ đen rởm

Từ khi được nhiều người biết đến, xạ đen trở thành đối tượng chính của dân săn dược liệu. Từ đầu năm Quý Mùi, xạ đen khan hiếm hơn, giá thị trường tăng từ 50.000 đồng lên 150.000-200.000 đồng/kg khô. Phòng khám của lương y Đinh Thị Phiển trở thành nơi tiếp không chỉ bệnh nhân và người nhà; dân buôn dược liệu thi thoảng cũng ghé qua xin bà xem giúp những thứ cây nhét chặt trong các bao của họ có đúng là loài cây quý.

Lương y Đinh Thị Phiển cho biết, có đến 3/4 số cây bà được hỏi không phải là xạ đen; phần lớn là cây thuỷ bồ (hoặc thạch xương bồ, nếu mọc trên đá). Những loài cây này cũng có lá xanh và chát gần giống lá chè nhưng không lớn hoặc sẫm bằng xạ đen. Đặc biệt, không chuyển màu đen mực ngay sau khi bị băm nhỏ như loài dược thảo quý này.

Bà Phiển dự đoán, những thứ xạ đen giả nói trên sẽ được tải về các kho thuốc đông y và cắt cho bệnh nhân nhiều tỉnh.

Còn ở nhà bà lương y nối nghiệp trị bệnh, cứu người của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và người mẹ đã quá cố, cây xạ đen sẽ mãi là thật, dù người ta có nhao nhác đi tìm của giả để thay thế và nguyên liệu thuốc có tăng giá đến đâu. Để người bệnh ung thư còn chí ít là một trong mười phương được sống và sống chất lượng nhất trong khả năng có thể.

* Quảng Hạnh

http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/baiviet/29_042.htm

Màu tím. phòng ngừa nguy cơ ung thư ruột

Màu tím. phòng ngừa nguy cơ ung thư ruột ; Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng chúng có tác dụng đặc biệt với bộ não

Đây là các loại rau, quả có chứa chất hóa học mang tên anthocyanin, giúp tăng cường quá trình tiêu hóa, giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, phòng ngừa nguy cơ ung thư ruột và vú. Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng chúng có tác dụng đặc biệt với bộ não và với người cao tuổi.

http://www.angi.com.vn/an-gi/song-khoe/1374-giai-ma-mau-sac-rau-cu

Bắp cải ngăn ngừa ung thư bàng quang

Bắp cải ngăn ngừa ung thư bàng quang

Published June 5th, 2008

(VNC-TH) Một chế độ ăn nhiều rau bắp cải sẽ giúp phòng chống căn bệnh ung thư bàng quang, một bệnh xảy ra phổ biến ở cả đàn ông và đàn bà.
Nhà khoa học Rex Munday tại New Zealand cho biết các cuộc kiểm tra trên động vật cho thấy một chiết xuất trong mầm cây cải làm giảm nguy cơ bị nhiễm ung thư bàng quang xuống 50%.
Nghiên cứu trước cũng tìm thấy những con chuột được ăn rau họ cải bắp như súp lơ, bông cải xanh, cải xoong, cải bruxen đều gia tăng các enzyme giúp phòng chống các hóa chất gây ung thư.
“Hiệu quả lớn nhất được thấy ở bàng quang, điều đó chứng tỏ các loài rau này giúp ngăn ngừa bàng quang bị hủy hoại”, Munday nói.
Ung thư bàng quang xảy ra nhiều ở các nước phương Tây, với hơn 300.000 người được phát hiện mỗi năm. Nó là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 4 ở đàn ông và thứ 8 ở đàn bà.

http://phunucali.com/hq/archives/2820

Saturday, October 12, 2013

mua ban hat chum ngay

mua ban hat chum ngay http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6/cay_chum_ngay_vi_thuoc_quy.pdf http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6 http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6 http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6 mua bán hạt chùm ngây cây chùm ngây vị thuốc quí Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271 Email : thienmy.thich@gmail.com Chùm ngây: loài cây vạn năng cho vùng sinh thái khắc nghiệt Cây chùm ngây còn được gọi là "cây phép mầu", "cây thần diệu", hay "cây phép lạ", bắt nguồn từ tên tiếng Anh là "Miracle tree" Tiếng Ấn Độ là “ Moringa”. Thật vậy, đây là một loài cây đa tác dụng hay nói cách khác là cây vạn năng (multipurpose tree), vì ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các vùng đang phát triển ở châu Á và châu Phi, nó được xem tài nguyên vô giá, chống nạn thiếu dinh dưỡng, Thông tin chi tiết về cây chùm ngây bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng hộ giảm nhẹ thiên tai. Ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, các bộ phận của cây chùm ngây còn có dược tính phổ rộng, được dùng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Chính nền y học cổ truyền của Ấn Độ cũng đã xác định được 300 bệnh khác nhau được điều trị bằng lá của cây này. 1. Về dinh dưỡng học: cây chùm ngây đã thể hiện được rằng, hầu hết các bộ phận sống của nó có chứa đủ các thành phần dinh dưỡng, có thể giúp ích cho sự sống của con người và động vật. 1.1. Lá cây được dùng làm rau ăn (lá, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn dầu dấm ăn thay rau diếp), làm bột cà-ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải khát... Ở châu Phi, nó được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ con. Lá chùm ngây chứa nhiều vitamin và muối khoáng có ích, với hàm lượng rất cao: vitamin C cao gấp 7 lần trong cam, provitamin A cao gấp 4 lần trong cà-rốt, calcium cao gấp 4 lần trong sữa, potassium cao gấp 3 lần trong chuối, sắt cao gấp 3 lần trong rau diếp, và ngay cả protein cũng cao gấp 2 lần trong sữa. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin B, các acid amin có lưu huỳnh như methionin, cystein và nhiều acid amin cần thiết khác. Do vậy, lá chùm ngây được xem là một trong những nguồn dinh dưỡng thực vật có giá trị cao. Trong 100 g bột lá sấy khô có: calori 205, protein (g) 27,1, chất béo (g) 2,3, carbohydrate (g) 38,2, chất xơ (g) 19,2, Ca (mg) 2,003, Mg (mg) 368, P (mg) 204, K (mg) 1,324, Cu (mg) 0,57, Fe (mg) 28,2, S (mg) 870, acid oxalic (mg) 1,6%, vitamin A-β carotene (mg) 16,3, vitamin B1 - thiamin (mg) 2,64, vitamin B2 - riboflavin (mg) 20,5, vitamin B3 - nicotinic acid (mg) 8,2, vitamin C - ascorbic acid (mg) 17,3, vitamin E - tocopherol acetate (mg) 113, arginin (g/16gN) 1,33%, histidin (g/16gN) 0,61%, lysin (g/16gN) 1,32%, tryptophan (g/16gN) 0,43%, phenylanaline (g/16gN) 1,39%, methionine (g/16gN) 0,35%, threonine (g/16gN) 1,19%, leucine (g/16gN) 1,95%, isoleucine (g/16gN) 0,83%, valine (g/16gN) 1,06%. 1.2. Bông chùm ngây có thể dùng để làm rau ăn hoặc làm trà (nhiều nước Tây phương sản xuất trà hoa chùm ngây bán ngoài thị trường), cung cấp tốt nguồn muối khoáng calcium và potassium. Nó cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu rất tốt cho người nuôi ong. Quả non của nó có thể chiên xào để ăn với hương vị như măng tây. 1.3. Hạt chùm ngây chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 - 40% trọng lượng hạt, có nơi trồng chùm ngây ép dầu, năng suất dầu đạt 10 tấn / ha. Dầu hạt chùm ngây chứa 65,7% acid oleic, 9,3% acid palmitic, 7,4% acid stearic và 8,6% acid behenic. Ở Malaysia, hạt chùm ngây được dùng để ăn như đậu phụng. Dầu chùm ngây ăn được, và còn được dùng bôi trơn máy móc, máy đồng hồ, dùng cho công nghệ mỹ phẩm, xà phòng, dùng để chải tóc. Dầu chùm ngây được bán ở thị trường dưới tên gọi tiếng Anh là ben-oil. Chính vì thế cây chùm ngây có tên là "Ben-oil tree". 1.4. Các đoạn rễ non được dùng làm rau thay cho cải ngựa. Cải ngựa là một loài rau diếp với tên khoa học là Armoracia rusticana = Cochlearia armoracia, tên tiếng Anh là Horseradish, vì thế cây chùm ngây còn có tên tiếng Anh là "Horsradish tree" và cũng từ đó người Việt còn gọi nó là "cây cải ngựa". 2. Về y học: nhiều bộ phận của cơ thể cây chùm ngây đã được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. 2.1. Lá, hoa và rễ được dùng trong y học cộng đồng, 1/ chữa trị các khối u. 2/ Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và 3/vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, 4/ lá chùm ngây có tính chất như một kháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ. 5/ Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấy; 6/còn hạt dùng trị trướng bụng. 7/ Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa da. 8/ Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng bần thần, chống nhiễm trùng da. 9/Nó cũng được dùng để điều khiển lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá có thêm nước cà-rốt là một thức uống lợi tiểu. Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho năng lượng tăng gấp bội khi dùng thường xuyên. 10/Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, 11/diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. 12/ Sản phụ ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippines lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao. 13/ Hạt điều trị bệnh viêm dạ dày. Dầu hạt được dùng ngoài để điều trị nấm da. Trường Đại học San Carlos ở Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng như neomycin có khả năng bảo vệ da khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus aureus. Loại kháng sinh này là một hỗn hợp kháng khuẩn và nấm có tên pterygospermin, danh pháp hóa học là glucosinolate 4 alpha-L-rhamnosyloxy benzyl isothiocyanate. Nhiều nơi trên thế giới dùng bột nghiền từ hạt để khử trùng nước sông, nước sông trong mùa lũ có tổng số trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 - 18.000 / 100 ml, được xử lý bằng bột hạt chùm ngây trong vài giờ đồng hồ đã giảm xuống còn 1 - 200 / 100 ml. 14/ . Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ. 15/ Ở Nicaragua, nước sắc rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ được dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh pterygospermin. 2.4. Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy. 2.5. Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu được công bố trong các báo "Phytotherapy Rechearch" và "Hort Science" cũng đã cho thấy các tác dụng khác nhau của các bộ phận cây chùm ngây như, chống hạ đường huyết, giảm sưng tấy, chữa viêm loét dạ dày, điều trị chứng hạ huyết áp và ngay cả làm êm dịu thần kinh trung ương. VIII. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY TRÊN THẾ GIỚI: 16/ Mỹ hiện nay là nước nhập nguyên liệu Moringa thô nhiều nhất, sử dụng trong công nghê mỹ phẩm cao cấp, nước uống và quan trong hơn là chiết suất thành nguyên liệu tinh cung ứng cho công nghiệp dược phẩm, hóa chất. 17/ Ấn Độ: Chùm Ngây được gọi là sainjna, mungna (Hindi, Asam, Bengal..); Phạn ngữ: Shobhanjana.Là một trong những cây thuốc “dân gian” rất thông dụng tại Ấn Độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea oppositifolia); trị kinh phong (dùng chung với thuốc phiện); trị đau quanh cổ (thoa chung với căn hành của Melothria heterophylla, Cocci nia cordifolia, hạt mướp (Luffa) và hạt Lagenaria vulgaris); trị tiểu ra máu; trị thổ tả (dùng chung với vỏ thân Calotropis gigantea, Tiêu đen, và Chìa vôi. Hoa dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu. Quả giã kỹ với gừng và lá Justicia gendarussa để làm thuốc đắp trị gẫy xương. Lá trị ốm còi, gây nôn và đau bụng khi có kinh. Hạt: dầu từ hạt để trị phong thấp. 18/ Pakistan: Cây được gọi là Sajana, Sigru. Cũng như tại Ấn, Chùm Ngây được dùng rất nhiều để làm các phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ngoài các cáchsử dụng như tại Ấn độ, các thành phần của cây còn được dùng như : Lá giả nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng dịch hoàn để trị sưng và sa; trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ.. Vỏ thân dùng để phá thai bằng cách đưa vào tử cung để gây giãn nở. Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai..Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt , phong thấp, gout, sưng gan và lá lách..Nhựa từ chồi non dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng.. 19/ Trung Mỹ: Hạt Chùm Ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán • Saudi Arabia : Hạt được dùng trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông. • Việt Nam : Rễ Chùm Ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, làm dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hoa có tính kích dục. Hạt làm giảm đau. Nhựa (gomme) từ thân có tác dụng làm dịu đau. Liều lượng và các phản ứng phụ cần lưu ý: Hiện nay chưa có những báo cáo về những nguy hại đối với sức khoẻ trong việc sử dụng Hạt và Rễ Chùm Ngây theo các liều lượng trị liệu. Tuy nhiên dùng liều quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa. Liều cho uống : 5gram/ kg trọng lượng cơ thể, thử trên chuột , gây phản ứng keratin hóa quá mức tế bào bao tử và sơ hóa tế bào gan. Liều chích qua màng phúc toan 22 đến 50 mg/ kg trọng lượng cơ thể gây tử vong nơi chuột thử nghiệm. Không nên dùng Rễ Chùm ngây nơi phụ nữ có thai, vì có khả năng gây trụy thai. ( Nguồn:DS Trần Viết Hưng/ ĐH Cần Thơ) 3. Về ứng dụng công nghiệp: gỗ cây chùm ngây rất nhẹ, có thể dùng làm củi, nhưng năng lượng không cao. Nó được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho kỹ nghệ giấy và còn được dùng để chế phẩm màu xanh. Vỏ cây có khả năng cung cấp ta-nanh (tannin, tanin), nhựa dầu và sợi thô. 4. Khả năng phòng hộ: Cây chùm ngây thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán. Do vậy, nhiều nơi trên thế giới, cây chùm ngây được trồng làm hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, che bóng cho các cây công nghiệp dài ngày, chắn gió, chắn cát bay. Ngoài ra, cây có khả năng cải tạo đất, lá dùng làm phân xanh và làm thức ăn bổ sung cho gia súc rất tốt, cây có lá nhỏ, thân thon, tán đẹp nên được trồng làm cảnh. 5. Đặc điểm hình thái học: Cây chùm ngây có dạng sống là cây gỗ nhỏ, cao từ 8 - 10m. Lá kép lông chim 3 lần, dài 30 - 60 cm, với nhiều lá chét màu xanh mốc mốc, không lông, dài 1,3 - 2 cm, rộng 0,3 - 0,6 cm; lá kèm bao lấy chồi. Hoa thơm, to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm. Bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. Quả nang dài từ 30 - 120 cm, rộng 2 cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày. Hạt nhiều (khoảng 20), tròn dẹp, to khoảng 1 cm, có 3 cánh mỏng bao quanh. 6. Đặc điểm phân loại: chùm ngây là một trong 13 loài thuộc chi Moringa, họ Moringaceae, với tên khoa học là Moringa oleifera Lamk.. Trong đó, Moringa là tên chi, được Latin hóa từ tên bản xứ gốc tiếng Tamil murungakkai, oleifera có nghĩa là chứa dầu, được ghép bởi gốc từ olei- (dầu) và -fera (mang, chứa). Tên đồng nghĩa là Moringa pterygosperma Gaertn. (pterygosperma: phôi có cánh, tên kháng sinh pterydospermin cũng từ đây mà có), Guilandina moringa L., Moringa moringa (L.) Small. Trên thế giới, chùm ngây được gọi dưới nhiều tên khác nhau: Tiếng Anh: Horsradish tree, Ben tree, Behn tree, Ben-oil tree, Benzolive tree, West Indian ben, Drumstick tree, Moringa tree Tiếng Pháp: Ben ailé, Ben ailée, Ben oléifère, Moringa ailée, Pois quénique Tiếng Đức: Behenbaum, Behennussbaum, Meerrettichbaum Tiếng Hà Lan: Benboom, Peperwortel boom Tiếng Ý: Been, Bemen. Tiếng Arabia: Habbah ghaliah, Rawag (Sudan), Shagara al ruway (Sudan). Tiếng Bồ Đào Nha: Acácia branca, Moringa, Muringueiro. Tiếng Tây Ban Nha : Arbol de las perlas, Arbol do los aspáragos, Ben, Jacinto (Panama), Jasmin francés, Jazmin francés (Puerto Rico), Maranga, Maranga calalu (Honduras), Marango (Costa Rica), Palo de aceite (Dominican Republic), Palo de abejas (Dominican Republic), Paraíso, Paraíso blanco (Guatemala), Perlas (Guatemala), Resada (Puerto Rico). Tiếng Nga: Моринга олейфера. Tiếng Myanmar: Dandalonbin, Dan da lun. Tiếng Nhật: Wasabi no ki. Tiếng Khmer : Daem mrom. Tiếng Indonesia : Kelor, Kalor. Tiếng Malaysia : Moringa, Muringa, Sigru. Tiếng Ấn Độ : Sobhan jana. Tiếng Tamil: Murungai. Tiếng Thái: Ka naeng doeng, Ma khon kom, Ma rum (bean / pod), Phak i huem, Phak i hum, Phak nuea kai, Phak ma rum (leaves), Se cho ya. 7. Đặc điểm phân bố: Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Arabia, châu Phi, vùng Viễn Tây châu Mỹ; được trồng và mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới châu Phi, nhiệt đới châu Mỹ, Sri Lanka, Ấn Độ, Mexico, Malabar, Malaysia và Philippines. Ở Việt Nam, từ lâu, cây đã được trồng ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc. Gần đây, kiều bào ở Mỹ Trần Tiễn Khanh đã chuyển về Việt Nam 100 hạt giống, đã được phân phát cho một số nông dân ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng. 8. Đặc điểm sinh thái: Cây có khả năng sống từ vùng Cận nhiệt đới khô đến ẩm cho đến vùng nhiệt đới rất khô đến vùng rừng ẩm. Chịu lượng mưa từ 480 - 4000 mm/năm, nhiệt độ 18,7 - 28,5oC và pH 4,5 - 8. Chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô 9. Nhân giống: Ở Ấn Độ, cây được nhân giống bằng cành 1 - 2 m. Thời vụ thích hợp từ tháng 5 - 8. Cây bắt đầu cho quả sau 6 - 8 tháng trồng. Quả được thu hoạch giữa tháng ba và tháng tư, sau đó thu lại một đợt nữa trong tháng 9 và tháng 10. 10. Tình hình sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp., các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại bao gồm: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Puccinia moringae, Oidium sp., Polyporus gilvus. Như vậy, đối chiếu các tính năng thực vật học, sinh thái học và các thành tựu về dinh dưỡng học, y học, môi trường học, chúng tôi thấy rằng, đây là một loài cây đầy tiềm năng cho việc hỗ trợ sự phát triển cộng đồng nông thôn miền núi và vùng cát ven biển. Ở khu vực miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, cuộc sống của cư dân trên dải đất cát ven biển đang gặp nhiều khó khăn, do thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và điều kiện khắc kiện của môi trường sống, rất cần phát triển những loài cây vạn năng thích hợp. Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc nghĩ tới việc bố trí thử nghiệm các mô hình trồng cây đa tác dụng cho vùng cát ven biển và vùng cát nội đồng, mà cây chùm ngây là một đối tượng không thể bỏ qua, hầu giúp cư dân nơi đây có thêm một nguồn tài nguyên mới, hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cứu đói những lúc giáp hạt. *Lợi ích và công dụng : Chùm ngây là một trong những loài cây vô cùng hữu ích. Nó vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa làm thuốc mà lại còn là nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm. Lá của cây chùm ngây được dùng làm rau. Nó có thể ăn sống như các loài rau sống khác. Cũng có thể nghiền lá ra để làm nước sinh tố. Nếu nấu canh thì ta được món canh giống với canh rau ngót. Người già, trẻ em và người có thể trạng yếu, nếu ăn rau chùm ngây sẽ rất mau khỏe. Cần chú ý, phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây vì có thể bị sẩy thai. Chùm ngây còn có tác dụng phòng và trị rất nhiều bệnh như: Ung thư, tiểu đường, thiếu máu, còi xương, bệnh tim mạch, ung loét, co giật, bệnh gan... Nó giúp ta hạ huyết áp và hạ cholesterol, chống oxy hóa... Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đều đề cao cây chùm ngây, coi nó là cứu tinh cho người nghèo, đặc biệt ở các nước thuộc thế giới thứ 3... Và còn rất nhiều công dụng không thể ngờ tới của chùm ngây mời anh em thao khảo trên internet *Giá trị kinh tế [LIST] • lá non 1 kg từ 70.000 - 80.000 đồng • Rễ cây 20 năm tuổi 800 - 1000 000 đồng/kg • Bột lá khô :500 - 600 000 /kg

Monday, September 23, 2013

Bài thuốc cây xạ đen và hiệu quả điều trị ung thư

Bài thuốc cây xạ đen và hiệu quả điều trị ung thư (VietNamNet) - Thời gian gần đây, một phòng khám của Hội Đông y tỉnh Hoà Bình trở nên tấp nập từ sáng đến đêm. Hầu hết người đến đây chờ bắt mạch, kê đơn là bệnh nhân ung thư, với hy vọng khỏi chứng nan y nhờ bài thuốc có đầu vị là cây xạ đen do một cố lương y dân tộc Mường để lại. Mế Hậu - người tìm ra bài thuốc cây xạ đen bắt mạch cho bệnh nhân. Sáng 14/3 ở phòng khám Đông y số 6 (số 35, tổ 7, đường Nguyễn Thái Học, phường Đồng Tiến, thị xã Hoà Bình), nơi bà Đinh Thị Phiển - con gái cố lương y Bùi Thị Bẻn (còn gọi là Mế Hậu) bắt mạch, kê đơn, bà Vũ Việt Anh (Ba Đình, Hà Nội) bị ung thư vòm nói: "’Tôi vừa xạ trị 30 mũi ở Bệnh viện K, nghe tin bài thuốc cây xạ đen, tìm về đây xin bốc uống, mong đỡ bệnh". Cũng như bà Việt Anh, gần 30 bệnh nhân ung thư và người nhà tìm đến phòng khám của lương y Đinh Thị Phiển xin thuốc cây xạ đen sáng hôm ấy đều không hy vọng thoát căn bệnh khoa học còn bó tay này, vì "nếu khỏi, bài thuốc đã giật giải Nobel". Hầu hết đều chỉ mong muốn nhờ bài thuốc có xạ đen mà giảm triệu chứng mệt mỏi, đau đớn của căn bệnh hiểm và kéo dài tuổi thọ. Phóng viên VietNamNet đã tìm gặp một số người bệnh ung thư may mắn đỡ đau, khoẻ lên sau khi uống các thang thuốc với đầu vị là xạ đen bà lương y Phiển bốc cho họ. Ông Phạm Văn Bài - bệnh nhân ung thư phổi 53 tuổi ở thôn Thị Đức, xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, Hải Dương, cho biết, sau khi ông được bệnh viện tỉnh cho về nhà điều trị, gia đình đã mang hồ sơ bệnh án đến lương y Phiển và xin bà cho thuốc. Ông không ngờ sau khi uống 3 thang, bệnh chuyển. 20 thang tiếp, ông đã nói ra tiếng, người nhẹ hơn. 30 thang sau nữa, ông bắt đầu ăn ngủ được, thể lực khá hẳn. Một bệnh nhân khác cũng ngạc nhiên trước sự thay đổi chất lượng cuộc sống rõ rệt mà những thang thuốc sắc bình dị này mang lại. Nguyên phi công Nguyễn Văn Tụ (số 2, tổ 97, phường Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau khi được bệnh viện chẩn đoán là ung thư dạ dày và không mổ đã dùng 30 thang thuốc có xạ đen, cảm thấy trạng thái toàn thân dễ chịu từng ngày, các cơn đau ít và đỡ dần; nay đã tự túc trở lại mọi sinh hoạt cá nhân. Ông Bài, ông Tụ và các bệnh nhân ung thư khác đều được lương y Đinh Thị Phiển bắt mạch, xem xét kỹ hồ sơ bệnh án (với các kết quả xét nghiệm và chẩn đoán lâm sàng của y học hiện đại) rồi kê thuốc với lượng nhiều ít xạ đen, đinh râu, xạ bái và các vị khác tuỳ loại và mức độ bệnh. Mỗi người chỉ tốn trên dưới 1 triệu đồng tiền thuốc cho đến lúc chuyển bệnh và khoẻ lại. Khoa học đã công nhận bài thuốc cây xạ đen Nhiều chục năm trước, cây xạ đen (hay xạ đen cuống, tiếng Mường gọi là Xạ cái) từng được lương y dân tộc Mường Bùi Thị Bẻn (bệnh nhân thường gọi là mế Hậu, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình) đặt tên là cây ung thư, chuyên dùng để chữa các loại u khối. Bài thuốc cây xạ đen, dù sau đó được mế tặng cho Hội Đông y tỉnh Hoà Bình, vẫn ít người biết đến. Chỉ kể từ năm 1987, khi được đoàn bác sĩ Học viện Quân y (do GS.TSKH Lê Thế Trung - Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu) phát hiện trong chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian, cây xạ đen mới bắt đầu thu hút sự chú ý của giới khoa học và được đưa về cơ sở này để nghiên cứu. Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS. Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, theo GS. Trung, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm như Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan. Đến cuối năm 1999, đề tài của các bác sĩ Học viện Quân y được nghiệm thu, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Cuối năm 2002, người bệnh mới biết đến loài cây này qua câu chuyện của GS. Trung trong Chương trình Người đương thời (VTV3) và tìm về phòng khám Đông y nơi con gái mế Hậu - lương y Đinh Thị Phiển làm việc ngày một đông. Cẩn thận với xạ đen rởm Từ khi được nhiều người biết đến, xạ đen trở thành đối tượng chính của dân săn dược liệu. Từ đầu năm Quý Mùi, xạ đen khan hiếm hơn, giá thị trường tăng từ 50.000 đồng lên 150.000-200.000 đồng/kg khô. Phòng khám của lương y Đinh Thị Phiển trở thành nơi tiếp không chỉ bệnh nhân và người nhà; dân buôn dược liệu thi thoảng cũng ghé qua xin bà xem giúp những thứ cây nhét chặt trong các bao của họ có đúng là loài cây quý. Lương y Đinh Thị Phiển cho biết, có đến 3/4 số cây bà được hỏi không phải là xạ đen; phần lớn là cây thuỷ bồ (hoặc thạch xương bồ, nếu mọc trên đá). Những loài cây này cũng có lá xanh và chát gần giống lá chè nhưng không lớn hoặc sẫm bằng xạ đen. Đặc biệt, không chuyển màu đen mực ngay sau khi bị băm nhỏ như loài dược thảo quý này. Bà Phiển dự đoán, những thứ xạ đen giả nói trên sẽ được tải về các kho thuốc đông y và cắt cho bệnh nhân nhiều tỉnh. Còn ở nhà bà lương y nối nghiệp trị bệnh, cứu người của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và người mẹ đã quá cố, cây xạ đen sẽ mãi là thật, dù người ta có nhao nhác đi tìm của giả để thay thế và nguyên liệu thuốc có tăng giá đến đâu. Để người bệnh ung thư còn chí ít là một trong mười phương được sống và sống chất lượng nhất trong khả năng có thể. http://www.ykhoa.net/yhoccotruyen/baiviet/29_042.htm

Điều trị hỗ trợ ung thư bằng thảo dược

Điều trị hỗ trợ ung thư bằng thảo dược Đông y đã có nhiều kinh nghiệm quý để điều trị một số thể ung thư, ức chế các khối u phát triển. Trong khi các nhà khoa học tìm cách bào chế thuốc chữa ung thư từ thảo dược, bệnh nhân có thể sử dụng một số cây thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh này. Thuốc cổ truyền trị ung thư thường có các vị: đương quy Trung Quốc, đương quy Nhật Bản, phụ tử, đinh hương, uy linh tiên, trinh nữ hoàng cung, đu đủ, tam thất, nghệ và những vị khác. Đương quy: Cây đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba) đã được di thực, thuần hóa tại nước ta. Thí nghiệm trên động vật cho thấy, hợp chất polysacharid từ rễ cây này có tác dụng phục hồi miễn dịch đối với những tổn thương do hóa trị; giúp thương tổn cấu trúc của lách và tủy xương phục hồi gần bằng mức bình thường. Trong ống nghiệm, polysacharid đương quy làm tăng lượng tế bào lim-phô T nói chung và tế bào lim-phô T hoạt động, đồng thời phục hồi khả năng tạo hồng cầu của tế bào này. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy đương quy bảo vệ hệ thống miễn dịch đối với những bệnh nhân ung thư vòm họng đang điều trị bằng tia xạ. Thuốc làm tăng sức đề kháng, tăng chất lượng hồng cầu và hạn chế sự suy giảm tỷ lệ huyết sắc tố. Trên bệnh nhân ung thư vú đang điều trị bằng tia xạ và hóa chất hoặc trên bệnh nhân ung thư các loại đang dùng đa hóa trị liệu, polysacharid đương quy với liều 1 g mỗi ngày có tác dụng bổ trợ miễn dịch, giúp phục hồi sớm một số dòng tế bào máu (bạch cầu, tiểu cầu, tế bào lim-phô T) đã bị giảm do trị liệu với hóa chất và tia xạ. Nghệ: Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh nghệ có tác dụng dự phòng ung thư dạ dày, ung thư da, ung thư vú và ung thư gan; giảm số lượng và kích thước các ổ ung thư. Hoạt chất curcumin chiết xuất từ củ nghệ có khả năng dự phòng và điều trị ung thư do ngăn chặn sự tăng sinh của nhiều loại tế bào u khác nhau. Curcumin còn có tác dụng chống viêm và chống ôxy hóa mạnh. Trong thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân ung thư, việc sử dụng currumin với liều 10 g/kg tỏ ra an toàn, không gây những tác dụng không mong muốn. Chàm lá nhỏ: Một loại thuốc viên của y học cổ truyền Trung Quốc bào chế từ chàm lá nhỏ và một số vị khác đã được dùng điều trị bệnh bạch cầu tủy bào mạn tính. Chàm lá nhỏ được chứng minh là thành phần chính có tác dụng chống căn bệnh này. Chất indirubin trong chàm lá nhỏ có hiệu quả điều trị rõ rệt với khối u ở động vật và với bệnh bạch cầu tủy bào mạn tính trên người. Hoàng liên, hoàng bá: Là các dược liệu chứa berberin, có trong bài thuốc trị ung thư của y học cổ truyền Trung Quốc. Berberin ức chế sự sinh trưởng tế bào u gan ở người, làm chậm sự tăng sinh các tế bào bệnh bạch cầu trên động vật thí nghiệm và các tế bào ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, các tế bào bệnh bạch cầu tiền tủy bào, các tế bào ung thư miệng và ung thư kết tràng. Hoàng cầm: Hoàng cầm có trong bài thuốc trị ung thư của y học cổ truyền; chứa các flavonoid, baicalein, baicalin, wogonin và wogonosid...Baicalin ức chế sự sinh trưởng các tế bào u gan của người và các tế bào ung thư tuyến tụy. Baicalin, baicalein và wogonin có tác dụng độc hại đối với các tế bào ung thư bàng quang ở người và động vật thí nghiệm, trong đó baicalin có tác dụng mạnh nhất. Baicalein cũng ức chế sự tăng sinh của 3 dòng tế bào ung thư gan của người, nhiều dòng tế bào ung thư tiền liệt tuyến, các tế bào bệnh bạch cầu lym-phô và các tế bào ung thư vú ở người. Baicalein và wogonin làm thuyên giảm u não, ngăn chặn sự xâm nhập và di căn các tế bào u hắc sắc tố. Vân mộc hương: Vân mộc hương có bài thuốc chống ung thư của y học cổ truyền, chứa các hoạt chất lappadilacton, dehydro-costuslacton và costunolid, có tác dụng độc hại đối với các dòng tế bào ung thư gan của người. Tam thất, trinh nữ hoàng cung, đu đủ: Trên mô hình gây u báng thực nghiệm trên động vật bằng cấy tế bào ung thư ác tính, cao chiết tam thất và chế phẩm panacrin sản xuất từ tam thất, trinh nữ hoàng cung, đu đủ đã làm giảm sinh khối của u báng, do đó làm giảm tốc độ phát triển khối u. Panacrin hạn chế sự di căn của tế bào ung thư và kéo dài thời gian sống của động vật mang khối u được điều trị với thuốc lên gần gấp đôi. Chỉ thiên: Deoxyelephantopin từ chỉ thiên ức chế đáng kể sự phát triển của ung thư biểu mô. Dihydroelephantopin ức chế sự phát triển những tế bào ung thư bệnh bạch cầu. Các bài thuốc: Chữa di căn bệnh bạch cầu lim-phô: Cỏ chỉ thiên trộn với muối và giấm, giã nhỏ và đắp vào nơi tổn thương. Điều trị hỗ trợ ung thư cho bệnh nhân không bị giảm thể trọng: Đương quy 15 g, bạch thược 10 g, nghệ 10 g, vân mộc hương 6 g, đinh hương 5 g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần. Chữa u báng và kết hạch: Xạ can 10 g, nghệ đen 8 g, xuyên khung 6 g. Sắc uống ngày một thang. Trị bệnh bạch cầu hạt: Bột chàm mỗi lần uống 0,9-1,5 g, ngày 3 lần. Trị bệnh bạch cầu tủy bào mạn tính: Đương quy 15 g; hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm mỗi vị 10 g; vân mộc hương, bột chàm mỗi vị 5 g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống. Điều trị hỗ trợ ung thư các cơ quan đường tiêu hóa, ung thư vú, ung thư tử cung: Đương quy 15 g; bạch thược, gừng mỗi vị 10 g, vân mộc hương 4 g, đinh hương 4 g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) http://hdp.com.vn/vi/ung-thu-1/182-dieu-tri-ho-tro-ung-thu-bang-thao-duoc.html

Xáo tam phân, nấm lim xanh, cỏ lưỡi rắn trắng… là những thảo mộc chữa được căn bệnh ung thư mà khoa học đã chứng minh.

Xáo tam phân, nấm lim xanh, cỏ lưỡi rắn trắng… là những thảo mộc chữa được căn bệnh ung thư mà khoa học đã chứng minh. http://vtc.vn/321-360437/suc-khoe/nhung-thao-moc-nao-co-the-chua-duoc-ung-thu.htm